Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2015

Osho - Những Cuốn Sách Mà Tôi Yêu



Giới thiệu tác phẩm: Osho - Những Cuốn Sách Mà Tôi Yêu:

Link sách: 
http://www.mediafire.com/view/6pqd8leanz8tt0k/Nh%E1%BB%AFng_Cu%E1%BB%91n_S%C3%A1ch_V%C4%A9_%C4%90%E1%BA%A1i_M%C3%A0_T%C3%B4i_Y%C3%AAu.pdf

Chưa có 1 con người nào trong suốt chiều dài lịch sử nhân loai từng đọc nhiều sách như Osho (Ông từng đọc trên 100.000 cuốn sách). Với trí tuệ cùng tài năng siêu việt của mình, ông được mệnh danh là con người nguy hiểm nhất kể từ sau Jesus Christ và là một trong số "100 nhà kiến tạo của Thế kỷ 20".


1. Nếu ai từng đọc qua tự truyện Osho, sẽ nhận thấy ông bộc lộ trí tuệ và tài năng năng thiên bẩm của mình từ rất sớm:

Link tự truyện: 
http://www.mediafire.com/download/ny1g41ud4521lsc/T%E1%BB%B1+Truy%E1%BB%87n+v%E1%BB%81+Cu%E1%BB%99c+%C4%90%E1%BB%9Di+Osho.mobi

2. Rất tiếc, người ta đặt nghi vấn rằng liệu Osho có bị chính phủ Mỹ của Ronald Reagan đầu độc không, đây vẫn là một dấu chấm hỏi lớn chưa có lời đáp?!

Link: https://www.wattpad.com/2397719-li%E1%BB%87u-osho-c%C3%B3-b%E1%BB%8B-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-m%C4%A9-%C4%91%E1%BA%A7u-%C4%91%E1%BB%99c-kh%C3%B4ng


3. Fanpage Osho Việt Nam trên Facebook: 
https://www.facebook.com/Osho-Vi%E1%BB%87t-Nam-566384640052692/

Thứ Bảy, 24 tháng 10, 2015

Tổng Hợp Những Video Hay & Ý Nghĩa





1. Nếu Tiền Không Là Một Vướng Mắc - Alan Watts
https://www.youtube.com/watch?v=mnFUDVpFwFQ

2. Không Có Ai Thông Minh Hơn Bạn - Terence McKenna
https://www.youtube.com/watch?v=pUREriIs31A&feature=youtu.be

3. Những Tay Chơi Của Xã Hội - Terence McKenna
https://www.youtube.com/watch?v=cRSJfwrd7Ng&feature=youtu.be

4. Thông Điệp Từ Terence McKenna
https://www.youtube.com/watch?v=5MhwZFj4F6k&feature=youtu.be

5. Văn Hóa Là Một Hệ Điều Hành - Terence McKenna
https://www.youtube.com/watch?v=fD8-_OKe5No&feature=youtu.be

6. Hạnh Phúc Đích Thực
https://www.youtube.com/watch?v=Asjzw_cYyQ8&feature=youtu.be

7. 
Văn hóa không phải là bạn các em:
https://www.youtube.com/watch?v=Idgo1bZfAOI

8. Trời Đất Yêu Quý Lòng Can Đảm:

9. Chất thức thần (psychedelics):

https://www.youtube.com/watch?v=9Q_OALa566s

10. Một miền đất nằm ngoài không gian và thời gian - Terence Mckenna:

Thứ Sáu, 23 tháng 10, 2015

1000 Câu Nói Hay & Ý Nghĩa Nhất - Tuyển Chọn Ra Từ 100.000 Câu Nói Khác



1. Cần có hỗn loạn trong tâm hồn bạn để nó sản sinh ra một ngôi sao lộng lẫy. – Nietzsche, triết gia Đức

2. Người khôn nói vì họ có gì đó để nói. Người dại, vì họ phải nói gì đó. – Plato

3. Bạn không trở thành điều bạn muốn. Bạn trở thành điều bạn tin. – Oprah Winfrey

4. Hãy biết ơn những gì bạn đang có, bạn sẽ nhận được nhiều hơn thế. Nhưng nếu bạn chỉ tập trung vào những gì bạn chưa có, bạn sẽ không bao giờ có đủ. – Oprah Winfrey

5. Khám phá vĩ đại nhất trong thời đại hiện nay là con người có thể thay đổi cuộc sống của mình bằng cách thay đổi thái độ sống. – Oprah Winfrey

6. Không phải là bạn cho đi nhiều bao nhiêu, mà là bao nhiêu tình yêu bạn đã bỏ vào trong đó. – Teresa

7. Chỉ vì bạn đau không có nghĩa là bạn đã tan nát. – KD

8. Tất cả bạn cần là tình yêu. – John Lennon

9. Mọi thứ rõ ràng hơn khi bạn đang yêu. – John Lennon

10. Thành thật có thể không mang lại nhiều bạn bè. Nhưng nó luôn mang lại những người bạn đúng nghĩa. – John Lennon

11. Cái đẹp nhất mà chúng ta có thể cảm nhận đó là sự huyền bí của cuộc sống. - Abert Einstein

11. Thứ duy nhất cản trở việc học hành của tôi chính là nền giáo dục. - Abert Einstein

12. Nếu bạn muốn con bạn thông minh, đọc cho chúng nghe truyện cổ tích. - Abert Einstein 

13. Việc tốt bạn làm hôm nay, thường sẽ bị lãng quên. Hãy cứ làm việc tốt. - Teresa

14. Trí tuệ không phải là một sản phẩm từ trường lớp, nhưng là một quá trình học tập suốt đời. - Abert Einstein

15. Bạn phải biết được những quy luật của trò chơi. Và sau đó bạn phải chơi giỏi hơn những người khác. - Abert Einstein

16. Bổn phận thiết thực nhất của một người thầy là đánh thức lòng ham thích học hỏi của học sinh. - Abert Einstein 

17. Cái đem lại giá trị thực sự cho con người là giải thoát khỏi cái tôi của họ. - Abert Einstein

18. Người cô độc suy nghĩ một mình và sáng tạo những giá trị mới cho cộng đồng. - Abert Einstein

19. Tất cả đều là năng lượng, tất cả chỉ có vậy. Đồng nhịp với tần số của thực tại bạn muốn và bạn sẽ không được gì khác ngoài thực tại đó. Đây không phải là triết lý. Đây là vật lý. - Abert Einstein

20. Thiên nhiên cung cấp dư dãi những thứ con người cần, không phải những thứ con người tham. – Gandhi

21. Với người nghĩ rằng tiền có thể làm được mọi thứ, ta có thể nghi ngờ anh ta làm mọi thứ vì tiền. – Benjamin Franklin

22. Bản chất của tham vọng chẳng qua là chiếc bóng của ước mơ. – Shakespeare

23. Đừng theo lối mòn hãy băng qua nơi không có dấu chân để tạo nên con đường. –  Ralph Waldo Emerson

24. Bất cứ điều gì giới hạn người ta, người ta gọi nó là số phận. –  Ralph Waldo Emerson

25. Tất cả mọi người đều yêu một người biết yêu.  –  Ralph Waldo Emerson

26. Người hùng chẳng can đảm gì nhiều hơn người thường, anh ta chỉ can đảm lâu hơn 5 phút. –  Ralph Waldo Emerson

27. Nếu ta gặp được một người với trí tuệ hiếm có, ta nên hỏi anh ta đã đọc sách gì. –  Ralph Waldo Emerson

28. Thiên tài luôn cảm thấy mình đến sớm cả một thế kỉ. –  Ralph Waldo Emerson

29. Để là chính bạn trong một thế giới luôn cố khiến bạn là người khác là thành tựu lớn nhất. –  Ralph Waldo Emerson

30. Tất cả chúng ta đều được sinh ra vì tình yêu. Nó là quy luật của sự tồn tại. - Benjamin Disraeli

31. Ta phí thời gian đi tìm một người yêu hoàn hảo, thay vì tạo ra một tình yêu hoàn hảo. - Tom Robbins

32. Ai cần đặt luật cho những người biết yêu? Tình yêu bản chất là thứ luật cao nhất. - Boethius

33. Đáng thương thay những con người mà trái tim họ khi còn trẻ đã không được học để hy vọng, để yêu thương – và để đặt niềm tin vào cuộc đời. - Joseph Conrad

34. Bạn muốn là người đúng hay người hiền? Nếu bạn có thể là một người hiền, bạn sẽ thành một người đúng. – Unknown

35. Một trái tim yêu thương là bắt nguồn của mọi tri thức. - Thomas Carlyle

36. Tôi đã tìm ra một nghịch lý, nếu bạn yêu cho tới khi đau đớn, nó sẽ không đau nữa, chỉ càng có thêm tình yêu thôi. - Mother Teresa

37. Tất cả chúng ta đều đúng-nhưng-phiến-diện. Và trên tấm bia mộ của tôi, tôi thành thật hy vọng 1 ngày nào đó họ sẽ khắc dòng chữ: Ông ta đã đúng-nhưng-phiến-diện. - Ken Wilber

38. Khoa học hiện đại đã không còn từ chối linh hồn. Đó là một biến cố quan trọng. Như Hans Kung nhận xét, câu trả lời thông thường cho câu hỏi “Bạn có tin vào linh hồn không?” thường là “Tất nhiên là không, tôi là 1 khoa học gia.” nhưng rồi nó sẽ sớm là “Tất nhiên tôi tin có linh hồn, tôi là một khoa học gia. - Ken Wilber

39. Sự sáng tạo làm nên sự khác biệt giữa người dẫn đầu và kẻ theo sau. - Steve Job

40. Hãy cứ khát khao. Hãy cứ dại khờ. - Steve Job

41. Không ai có thể mang lại sự bình yên cho bạn ngoại trừ chính bản thân bạn.  –  Ralph Waldo Emerson

42. Đối xử với một người như anh ta đang là, anh ta sẽ vẫn là những gì anh ta đang là.
Đối xử với một người như anh ta có thể là, anh ta sẽ trở nên những gì anh ta nên là. –  Ralph Waldo Emerson

43. Bạn có thể biết được một người từ những gì anh ta nói về người khác hơn là từ những gì người khác nói về anh ta. - Audrey Hepburn

44. Thiên nhiên không hối hả, nhưng mọi thứ đều hoàn thành. – Lão Tử

45. Đối nghịch với tình yêu không phải thù hận, mà là thờ ơ. Đối nghịch với cái đẹp không phải là cái xấu, mà là thờ ơ. Đối nghịch với niềm tin không phải là tà kiến, mà là thờ ơ. Và đối nghịch với sống không phải là chết, là thờ ơ. — Elie Wiesel

46. Tôi cần 4 năm để có thể vẽ được như Raphael. Nhưng tôi cần tới cả đời để vẽ được như trẻ con. – Pablo Picasso

47. Chúng ta không phải là những thực thể con người có trải nghiệm cuộc sống tâm linh. Chúng ta là những thực thể tâm linh trải nghiệm cuộc sống con người. – Teilhard de Chardin

48. Vấn đề là chúng ta nghĩ chúng ta có thời gian. - K.D

49. Có ba cách để học khôn. Cách một, quán chiếu, cách cao thượng nhất. Cách hai, bắt chước, cách dễ dàng nhất. Cách ba, trải nghiệm, cách cay đắng nhất. - Khổng Tử

50. Bi kịch của cuộc đời là ở chỗ ta già đi thì quá nhanh mà khôn ngoan thì quá trễ. – Benjamin Franklin

51. Bạn không phải là một giọt nước trong đại dương. Bạn là cả đại dương trong một giọt nước. - Rumi

52. Khổ đau là một món quà. Ẩn trong nó là một ân huệ. - Rumi

53. Hôm qua tôi giỏi giang, tôi muốn thay đổi thế giới. Hôm nay tôi trí tuệ, tôi đang thay đổi chính tôi. - Rumi

54. Cách tốt nhất để giữ lời là đừng bao gìờ hứa. - Napoléon Bonaparte

55. Bạn cần phải thấy hết, nghe hết và quên hết. - Napoléon Bonaparte

56. Sự nói dối chẳng làm được trò trống gì vì nó chỉ lừa người được một lần. Napoléon Bonaparte

57. Một người phải đủ Lớn để có thể chấp nhận lỗi lầm của hắn, đủ Khôn để được lợi từ nó, và đủ Mạnh để sửa chữa nó. – John C. Maxwell

58. Giả dối chạy nước rút, nhưng chân lý chạy đường trường. - Micheal Jackson

59. Bất kì điều gì làm ta khó chịu có thể dẫn ta đến sự hiểu biết chính mình. - Carl Gustav Jung

60. Sự gặp gỡ giữa hai cá tính giống như sự kết hợp giữa hai chất hóa học: nếu có bất kì phản ứng nào xảy ra, cả hai đều biến đổi. - Carl Gustav Jung

61. Tôi chưa bao giờ để cho trường lớp can thiệp vào việc học của mình. - Mark Twain


62. Điều gì làm Ngài ngạc nhiên nhất ở nhân loại?” Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời: "Con người … bởi vì con người phung phí sức khỏe để kiếm tiền bạc, rồi lại bỏ tiền bạc ra để kiếm lại sức khỏe. Và vì quá lo nghĩ cho tương lai, con người quên mất hiện tại, đến nỗi không sống với hiện tại lẫn tương lai. Con người sống như thể họ sẽ không bao giờ chết. Rồi họ cũng sẽ chết như chưa bao giờ sống. - Đạt Lai Lạt Ma


63. Mục đích cuối cùng của cuộc đời không phải là kiến thức nhưng là hành động. – Sir Francis Bacon


64. Những gì chúng ta làm cho bản thân thì sẽ mất đi, nhưng những gì chúng ta làm cho người khác thì sẽ tồn tại mãi mãi. – Albert Pike


65. 
Cấm đoán là mời mọc. – Osho

66. Bạn chỉ mất những gì bạn níu bám. – khuyết danh


67. Không có liều thuốc nào cho tình yêu cả, chỉ có cách là yêu nhiều hơn. - Henry David Thoreau


68. Như thể bạn có thể giết chết thời gian mà không làm chấn thương vĩnh hằng. - Henry David Thoreau


69. Hầu hết mọi người đều sống một đời trong vật vã thinh lặng. - Henry David Thoreau


70. Cuộc đời khá là đơn giản: Bạn làm một số chuyện. Đa số là hỏng. Một số thành công. Bạn tiếp tục làm những gì đã thành công. Nếu nó thành công lớn, người khác sẽ nhanh chóng bắt chước nó. Sau đó bạn làm những chuyện khác. Cái mẹo ở đây là làm những chuyện khác. - Leonardo da Vinci


71. Sống như là bạn có thể sẽ chết vào ngày mai. Học như thể là bạn sẽ sống mãi mãi. - Mahatma Gandhi


72. Ngờ vực là một nỗi đau quá đơn côi để biết rằng niềm tin là người anh song sinh của nó. - Kahlil Gibran


73. Tin vào giấc mơ, vì ẩn trong chúng là cánh cửa dẫn tới điều vĩnh hằng. - Kahlil Gibran


74. Bản ngã không xấu, nó chỉ thiếu ý thức. - Ekhart Tolle


75. Chúng ta đều bị điếc có chọn lọc với những rung động không thuộc về thực tại của chúng ta. – Bashar


76. Thủ lĩnh đích thực không tạo ra đàn em. Họ tạo ra những thủ lĩnh mới. – J. Sakiya Sandifer

77. Điều duy nhất tệ hơn bị mù là có được thị giác mà không có được tầm nhìn. – Helen Keller

78. Bạn được sinh ra là một bản gốc. Đừng chết đi như một bản sao. – John Mason

79. Có hai thứ sẽ định nghĩa bạn. Lòng kiên nhẫn khi bạn không có gì hết, và thái độ khi bạn có tất cả. – khuyết danh

80. Không gì là không thể đối với anh, người luôn cố gắng. – Alexander Đại Đế

81. Người bi quan phàn nàn về hướng gió. Người lạc quan mong rằng nó sẽ thay đổi. Người thực tế chỉnh sửa cánh buồm. — William Arthur War


82. Tình yêu của tôi là không điều kiện. Hành động của bạn là không liên quan. – Osho


83. Có lẽ có những điều bạn ngại nói, những người bạn ngại yêu, những nơi bạn ngại đến. Nó sẽ đau. Nó sẽ đau bởi vì nó quan trọng. – John Green


84. Tôi không biết chìa khóa của thành công là gì. Nhưng tôi biết chìa khóa của thất bại là cố gắng làm vừa lòng tất cả. – Bill Cosby


85. Nhìn lại đằng sau để có kinh nghiệm. Nhìn về phía trước để thấy hy vọng. Nhìn xung quanh để tìm ra thực tại. Nhìn vào bên trong để tìm thấy chính mình. – Khuyết danh


86. Nếu bạn không hút cần, bạn có thể dành ra cả buổi chiều ngồi tính toán tiền bạc sổ sách. Nếu bạn có hút cần, bạn có thể dành ra cả buổi chiều ngồi suy ngẫm về những nguyên nhân phát sinh ra cái giai đoạn Phục Hưng ở Hy Lạp. - Terence McKenna


87. Cái giá để là một người tỉnh trí, trong xã hội này, là một cảm giác lạc loài dù ít hay nhiều.  - Terence McKenna


88. Một phụ nữ miền Đông Bắc New York hoặc ở Malibu có một đứa con. Đứa bé đó sẽ có ảnh hưởng tiêu cực lên môi trường từ 800 tới 1000 lần một đứa bé sinh ra ở Bangledesh. Chúng ta giảng về việc ngừa thai ở đâu? Bangledesh Terence McKenna


89. Một người phải nhận ra rằng nó chưa bao giờ được nói tới việc nếu một người di chuyển ở vận tốc ánh sáng thì sẽ không còn thời gian nữa. Terence McKenna


90. Tôi thấy rằng k
hông có gì nghệ thuật hơn là yêu người khác. - Van Gogh
91. Tất cả cuộc đời của chúng ta đi qua như thế này: chúng ta tìm kiếm sự nghỉ ngơi bằng cách đấu tranh với những chướng ngại, và một khi nó được vượt qua, ta bỗng thấy rằng ta sẽ không chịu được sự ngơi nghỉ đó vì sự chán nản nó tạo ra. — Blaise Pascal


92. Cái chúng ta gọi là trí tưởng tượng thật ra chính là một thư viện của những điều thật trong vũ trụ. Bạn không thể tưởng tượng ra được nó nếu nó chưa từng là thật ở một nơi nào đó, vào một khi nào đó. — Terence McKenna

93. Phải mất một thời gian tôi mới nhận ra được rằng chủ nghĩa xã hội không hơn gì một giấc mơ đẹp; rằng tự do quan trọng hơn bình đẳng; rằng nỗ lực đạt được bình đẳng sẽ làm nguy hại tới tự do; và rằng, nếu tự do bị mất, bình đẳng thậm chí là cũng sẽ không còn cho những kẻ mất tự do. ― Karl Popper


94. Chân lý không yêu cầu niềm tin của bạn. – Terence McKenna


95. Hãy quan tâm tới tố chất của bạn nhiều hơn danh tiếng, vì tố chất chính là con người thật của bạn, trong khi danh tiếng chỉ đơn thuần là những gì người khác nghĩ về bạn. – John Wooden


96. Vấn đề không phải là bạn chứa gì trong đầu mình, vấn đề là cái đầu của bạn có chứa bạn hay không. - Unknow

97. Việc học không cần sự cạnh tranh để phát triển. Nó cần tình yêu. - Unknow

98. Đừng bao giờ so sánh đoạn đầu của bạn với đoạn giữa của người khác.” – khuyết danh






Hippie Là Gì?




1. Hippie có nguồn gốc từ những năm 60 tại Bắc Mỹ và Tây Âu. Đa số họ thuộc thế hệ của những flower children và baby boomer (*) hay thế hệ đời con sau này. Họ sở hữu một niềm tin cốt lõi xoay quanh những giá trị về hòa bình và tình yêu. Những giá trị theo họ chính là mấu chốt trong một xã hội càng ngày càng được toàn cầu hóa, và họ thường hay được gắn liền với hình ảnh những nhóm người bất bạo động, chống chính phủ. Một dấu ấn xấu về việc sử dụng thuốc kích thích được đóng vào họ và nó vẫn còn thường được thấy ngày nay, đặc biệt là việc sử dụng, lạm dụng cần sa và các chất gây ảo giác. Nhiều phong trào nhạc rock, thi sĩ, nghệ sĩ và nhà văn từ những năm 60 cho đến ngày nay có thể nói là đã gắn liền với phong trào này, nổi bật nhất có thể kể đến là George Carlin, The Grateful Dead, Bob Dylan, Pink Floyd, Janis Joplin, và Phish. Còn rất nhiều người khác khó có thể kể hết.
(*Flower Children: thuật ngữ này được bắt nguồn từ những đứa con của Billy Ray Williams và vợ anh ta Hazel Payne Williams. Họ làm và bán những bông hoa giấy khi sống ở Haight Street, đầu những năm 60. Hai người con gái lớn là Charlotte và Victoria có sở thích cắm hoa trên tóc khi bán hoa giấy cho du khách viếng thăm khu Haight Ashbury. Riết rồi nó cũng trở thành một từ đồng nghĩa ám chỉ những thanh niên trẻ có lý tưởng khi họ đã tập trung tại San Francisco vào năm 1967 cho sự kiện Mùa Hè Tình Yêu, Summer of Love lịch sử. Phong cách của những “flower children” này là mang trên người và phân phát những bông hoa hoặc những vật trang trí có liên quan tới hoa để tượng trưng cho những lý tưởng vị tha về tình anh em đại đồng, hòa bình và tình yêu. Giới truyền thông sử dụng thuật ngữ này để ám chỉ một cách chung chung bất cứ hippie nào.
*Baby boomer: một người được sinh ra trong khoảng những năm 1946 tới 1964, ngay sau kết thúc thế chiến thứ 2. Trong khoảng hơn 10 năm dân số ở nhiều nước tăng vọt, đặc biệt là các nước phương Tây.)
“Khi chúng ta nghe nói tới hippie, những cô cậu có ý muốn thử một cái gì đó khác biệt… chúng ta cười chúng. Chúng ta lên án chúng, những đứa con của chúng ta, chỉ vì chúng muốn tìm kiếm một tương lai khác. Chúng ta ghét chúng chỉ vì những bông hoa của chúng, vì tình yêu của chúng, và vì một sự bác bỏ không thể nhầm lẫn được mọi thỏa hiệp sai lầm, ghê tởm mà chúng ta đã đặt ra xuyên suốt những cuộc sống rỗng tuyếch-chết vì tiền-sợ hãi của chúng ta.” – June Jordan
“Đại bác phải được bắn bao nhiêu lần, trước khi nó bị cấm vĩnh viễn? Mạng sống phải tước đi bao nhiêu cho đủ trước khi người ta biết đã có quá nhiều người chết?” – Bob Dylan, Blowing in the wind

2. Hippie: Một người nâng niu cuộc sống đến mức trọn vẹn nhất. Tuyên truyền hòa bình, tình yêu và hạnh phúc, không phải chỉ tuyên truyền họ còn đứng lên đấu tranh, sống vì điều đó. Ai cũng có thể là một hippie, không phải chỉ có những cá nhân dơ bẩn, tóc bết dread, mặc áo tie-dyed, hút cần…

3. Hippie: Một người nhìn vào những định nghĩa tiêu cực về họ và chỉ biết lắc đầu nghĩ rằng đáng buồn làm sao khi người ta không còn có được cái khả năng ước mơ về một thế giới tất cả chúng ta đã được dạy bảo rằng phải phấn đấu vì nó khi còn nhỏ. Một người yêu mến mọi người không thành kiến.

4. Một người không tuân theo những gì đã được xã hội áp đặt, nhưng tuân theo những tư tưởng về hòa bình và tự do. Không phải lúc nào cũng sống trong ảo giác dưới sự tác động của các chất thức thần, psychedelics, cần sa hay những loại thuốc khác, một hiểu lầm thường thấy. Hoài bão chung về một utopia thiên quốc, một quốc gia như trên thiên đàng. Họ chống chiến tranh, nhiều người ăn chay, biểu tình bất bạo động. Thật không công bằng khi có những thành kiến về những người này khi họ chỉ muốn sống cuộc sống của họ trong bình đẳng, hòa bình và tình yêu.
“Hippie khởi đầu phong trào sinh thái học. Họ chiến đấu nạn kì thị chủng tộc. Họ giải phóng những thành kiến kì thị giới tính, khuyến khích sự thay đổi, tự tin vào bản thân. Họ chất vấn chủ nghĩa vật chất máy móc. Trong bốn năm họ đã thành công chặn đứng cuộc chiến Việt Nam.” – Timoty Leary

5. Một người tin vào những giá trị như hòa bình, tình yêu và hạnh phúc. Tuy nhiên, phần còn lại của thế giới dường như có lẽ không thấu hiểu được những khái niệm này thay vào đó họ chọn chiến tranh, thù ghét và đau đớn. Nên, họ không ưa gì lối sống của hippie.
– Ê, bọn hippie nói rằng bạo lực là vô nghĩa và chúng ta không cần nó. Tại sao chúng ta lại không nghe họ?
– Tại sao chúng ta phải nghe họ khi chúng ta vẫn có thể tiếp tục sống trong đau khổ thù ghét?

6. Một người có đủ tự tin, thoải mái với chính mình đến mức họ không còn xét đoán ai nữa. Họ thường là những người vui vẻ và có khuynh hướng thích lan truyền niềm vui của họ đến bất kì nơi nào có mặt họ. Một hippie đích thực không phân loại bản thân theo phong cách ăn mặc, nhưng theo những gì họ làm. 

(6 định nghĩa cao điểm nhất về hippie từ Urban Dictionary)

Có Chăng Là Một Cuộc Cách Mạng Tinh Thần Cho CON NGƯỜI & THẾ GIỚI Hỗn Loạn Này



Ở Việt Nam có 2 bậc thầy tâm linh được để ý nhất, người đầu tiên là Jiddu Krishnamurti, người còn lại chính là Osho. <3

- J.Krishnamurti  là một hiền nhân, triết gia và tư tưởng gia, cuộc sống và những lời dạy của ông trải dài trong phần lớn thế kỷ hai mươi, được nhiều người tôn vinh là một con người có ảnh hưởng sâu sắc nhất vào ý thức nhân loại trong thời đại hiện nay.

- Osho là một vị đạo sư hết sức kỳ lạ của thế kỷ hai mươi, đã từng là một giáo sư chuyên nghành triết học. Ông là một trong những người gây phân hóa cùng cực nhất về mặt đạo lý, nhưng cũng là người có sức thu hút mạnh mẽ nhất trong các bài nói về tôn giáo và triết học. Những ai đã gặp ông đều thừa nhận Osho có một tài hùng biện đầy ma lực, một sự hấp dẫn cá nhân mà người nghe hầu như không thể cưỡng lại.

________________________________________________

- Krishnamurti là một trong những tư tưởng gia vĩ đại nhất của thời đại.  (Đức Dalai Lạt Ma)

- Krishnamurti đã ảnh hưởng sâu sắc vào chính cuộc đời tôi, đã giúp tôi vượt qua được sự tự trói buộc đã kiềm chế tôi trên con đường tới tự do, giải thoát.  (Deepak Chopra)

- Nghe và đọc sách của Krishnamurti là tự quán chiếu chính mình và thế giới trong một sự tươi mát chan hòa.  (Anne Morrow Lindbergh)
________________________________________________

- Osho là một chân sư giác ngộ. Ngài hoạt động trên mọi lãnh vực để giúp nhân loại vượt qua những giai đoạn khó khăn trong việc trau dồi tâm thức.  (Đức Dalai Lạt Ma)

- Sự hiểu biết rộng lớn trong mọi truyền thống tôn giáo và huyền học của Osho được coi là quan trọng nhất hiện nay. Và ảnh hưởng của Ngài càng rộng lớn bao nhiêu thì tín hữu Cơ Đốc giáo, Phật giáo, Hồi giáo, Ấn giáo và Do thái giáo càng hiểu rõ hơn về những di sản tâm linh chung của họ bấy nhiêu. Tôi chưa thấy một người nào như Osho, vừa kết hợp vừa hoà giải một cách tài tình những vấn đề tôn giáo, triết học và tâm lý học mà trong nhiều thế hệ con người đã đổ rất nhiều năng lực và tâm óc vào. (Mục sư Richard Cain, Cambridge University, Anh Quốc)

- Điều mà ta học từ Osho là gì ? Đó là chìa khoá đưa đến sự giải thoát của con người phải tìm từ tận đáy sâu trong sự huyền bí của chính con người " Hãy biết chính mình " là tiếng gọi của hiền giả xưa nay. Phương pháp mà Osho dùng là phối hợp Tâm lý học của Moslow và Assagioli với Thiền và Yoga. Theo tôi thì Osho là một trong những sứ giả quan trọng mà Thượng Đế gửi đến trong thời đại chúng ta. (C.J.A Tholens, Giám Đốc dòng Benedictine, Hoà Lan)

- Osho là một hoá thân quan trọng nhất kể từ Phật Thích Ca đến nay. Ngài là một vị Phật Sống. (Lạt Ma Karmapa, cố trưởng phái Kargyupta)

- Osho là một đạo sư rất hiếm có và nhiều biệt tài. Những bài giảng của Ngài về Phật giáo chứa đầy những khái niệm rất mới mẻ và gây nhiều hứng thú. Là một chuyên gia về Phật học mà rất nhiều lần tôi phải kinh ngạc vì những diễn giải vô cùng sáng tạo và mới mẻ của Ngài. Những lời giảng của Osho hoàn toàn phù hợp với những chân lý của Phật Giáo. Ngay cả những cao tăng nổi tiếng nhất hiện giờ của Nhật cũng không thể diễn giảng một cách cao siêu như Osho. (Kazuyoshi Kino, Vice President,Hosen Gakuen College, Japan)

- Những người chứng ngộ như Osho là những người vượt lên thời đại của mình. Bây giờ rất nhiều người trẻ tuổi đang đọc những tác phẩm của ông, đây là điều rất đáng mừng.  (K.R.Naryanan, cựu tổng thống Ấn Độ)


- Osho sẽ được nhớ mãi như là nhà triết học vĩ đại - vị thánh và nhà huyền môn của thế kỷ 20. Cuộc đời và công việc của ông vẫn tiếp tục là nguồn cảm hứng cho những thế hệ tương lai, và thông điệp cốt lõi đầy sức mạnh của ông sẽ giúp chúng ta phát triển các chuẩn mực đạo lý mới trên khắp toàn cầu vì sự phát triển của con người.  (Tiến sĩ Manmohan Singh, Thủ tướng Ấn Độ)
________________________________________________

Có thể nói Krishnamuti tượng trưng cho tinh thần phá huỷ thì Osho tượng trưng cho tinh thần kiến thiết và tạo dựng. Và người ta chỉ trưởng thành thật sự về mặt tâm linh và trí tuệ khi người ta biết phá huỷ - kiến thiết - phá huỷ - kiến thiết... không ngừng.



69 Cuốn sách của Osho định dạng PRC

http://www.mediafire.com/download/6a81j1g2cx0rcv5/OSHO.rar

Thêm 48 Cuốn sách của Jiddu Krishnamurti cho ai muốn tìm hiểu, định dạng PDF:

http://www.mediafire.com/download/b2ad5x35sdbx235/KRISNAMURTI.rar

Thứ Ba, 20 tháng 10, 2015

Dân Chủ Là Gì?



“Thượng nhân bàn về ý tưởng
Thường nhân bàn về sự kiện
Phàm nhân bàn về con người.”
– Eleanor Roosevelt (Phu nhân cố Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt)

Dân chủ là gì?

Thật sự thì dân chủ là cái gì mà tôi thấy người người hô hò dân chủ, nhà nhà hô hò dân chủ, thậm chí cả thế giới cũng hô hò dân chủ, các blogger hô hò dân chủ, các nhà hoạt động chính trị ai ai cũng hô hò dân chủ? Tôi có cảm giác rằng người ta chẳng biết mình đang hô hào cho cái gì; phải chăng nhiều khi nghe hai chữ dân chủ có vẻ hay hay và thấy người khác hô hào thì họ cũng hô hào theo nhưng sự thật thì chưa bao giờ suy ngẫm về nó hơn một giây. Dân chủ có phải chỉ đơn giản là một xã hội do nhân dân làm chủ? Tất nhiên là không đơn giản như vậy; chúng ta phải tập suy nghĩ sâu xa hơn. Cách thức để có được một xã hội do nhân dân làm chủ như vậy thì người ta phải làm gì? Bạn đã trả lời đúng: Bầu cử. Vấn đề của dân chủ không phải là nó do dân làm chủ hay vua làm chủ; vấn đề mấu chốt nằm ở việc bầu cử.

1. Dân chủ là đa số thắng thiểu số

Bất kỳ một người có lý trí nào cũng sẽ đồng ý rằng thành phần những người có tài năng, trí thức, thông minh, trí tuệ, học rộng hiểu nhiều, kiến thức phong phú,… đều không bao giờ thuộc về thành phần đa số. Ludwig von Mises có một câu nói từng được đăng trên THĐP, nhưng đây là lúc nó cần được nhắc lại:
“Tất cả những tiến bộ mà nhân loại đã đạt được là thành quả có được từ động lực của một nhóm thiểu số nhỏ bé, những người đầu tiên xa rời tư tưởng và tập quán của đa số, sau đó nhóm đa số mới chấp nhận sáng kiến của họ. Đưa cho nhóm đa số cái quyền áp đặt nhóm thiểu số phải nghĩ gì, đọc gì, và làm gì cũng đồng nghĩa với việc đặt dấu chấm hết, một lần và vĩnh viễn cho sự tiến bộ.”
– Ludwig von Mises, Liberalism
Dân chủ nếu được cường điệu lên đúng mức thì nó không khác gì một chủ nghĩa bầy đàn xuất phát từ tâm lý bầy đàn. Dân chủ là một sự ngụy biện argumentum ad populum khổng lồ, một sự ngụy biện cho rằng cái gì nhiều người nói đúng thì nó là đúng; không có gì sai lầm hơn sự ngụy biện này. Tiếng Hán có câu “Tam nhân thành hổ” cũng là vì lẽ đó.

2. Dân chủ là 51% được quyền đưa ra quyết định cho 49% những người còn lại

Ngay cả khi khoảng cách giữa đa số và thiểu số chỉ cách nhau 2% chúng ta có thể thấy dân chủ đặt ra giới hạn và giết chết những khả năng như thế nào. Việt Nam hiện nay có hơn 93 triệu người, giả sử tổng số người bầu cử kỳ này là 50 triệu, bạn thuộc nhóm 24 triệu, lá phiếu của bạn và lá phiếu của 24 triệu người kia coi như vô ích. Toàn bộ nhóm 24 triệu người vừa bị nhóm 26 triệu áp đặt ý định. Nếu bạn biết tư tưởng và quan điểm của mình thuộc về nhóm thiểu số thì việc bầu cử là hoàn toàn vô ích. Ảnh hưởng của lá phiếu của bạn là 0%. Nếu biết lá phiếu của bạn là vô ích thì bạn có đi bầu không?

3. Dân chủ giới hạn những khả năng, tiềm năng, giới hạn sự lựa chọn

Trong một thị trường tự do, không một ai bị lãng quên, không có nhu cầu thiểu số nào là quá nhỏ đến nỗi không có người đứng ra cung cấp. Thị trường tự do là một sự một sự phân trung, phi tập trung. Trong khi dân chủ hay nhà nước thì trái lại, nó là một sự tập trung, tại một điểm single point of failure, một mô hình “đa cấp”, kim tự tháp, từ trên xuống dưới; trong khi phân trung là một mô hình mạng lưới, mạng nhện, không có điểm thất bại duy nhất. Torrent hoạt động dựa trên mô hình này; Bitcoin cũng hoạt động dựa trên mô hình này. Tôi không biết nói rằng nó là một mô hình bất khả chiến bại có phải là nói quá không, nhưng tôi cho rằng đây sẽ là mô hình của tương lai.
Trong một thị trường tự do, có cầu thì sẽ có cung, không phải chỉ nhu cầu của đa số, không phải chỉ nhu cầu của thiểu số, nhưng bất cứ nhu cầu nào miễn nó hợp luân lý thì nó sẽ có một cái giá. Trong khi với dân chủ, bạn không thể một cách hợp pháp có được dịch vụ bảo vệ bởi một nhóm người không dùng tiền của bạn đi giết người nơi xứ khác, để mua biệt thự, xế khủng, đất đai, địa ốc… Tôi cũng nghĩ rằng dự đoán của Jim Bell sẽ trở thành sự thật, một khi cryptocurrency và cryptography trở nên phổ biến, đại trà. Nếu nó thật sự là một điều không thể tránh khỏi như Jim Bell nói, chiến tranh diện rộng chỉ còn là cái có trong lịch sử.


Hãy thử hình dung ra viễn cảnh một xã hội tương lai, nơi luật pháp được cạnh tranh, anh ninh được cạnh tranh, khu phố này cạnh tranh với khu phố khác… Cạnh tranh không có nghĩa là chiến tranh, bạo loạn - những sự kiện này không hề miễn phí mà ngược lại, phải tốn kém, rủi ro rất nhiều, đã làm ăn kinh doanh thì phải hạn chế tốn kém, rủi ro tối đa. Thêm vào đó, tấn công luôn tốn kém gấp nhiều lần phòng thủ - mà là cạnh tranh dưới nguyên tắc NAP (Non-Aggression Principle, tạm dịch Nguyên tắc Không Xâm Phạm, một trong những nguyên tắc cốt lõi của chủ nghĩa tự do, libertarianism). Pierre-Joseph Proudhon, một triết gia chính trị nổi tiếng người Pháp sinh năm 1809, người đã theo tư tưởng xã hội chủ nghĩa thậm chí còn phát biểu rằng: “Tự do là mẹ của trật tự, không phải là con.” Hay Gustave de Molinari, một chính trị gia, kinh tế gia người Bỉ sinh năm 1819 đã từng nhận ra, “Chiến tranh là hệ quả tự nhien của sự độc quyền; hòa bình là hệ quả tự nhiên của tự do.”
Bạn không thích cần sa, không thích đồng tính, không thích người khác sở hữu súng, không thích Bitcoin, không thích tư hữu, không thích polygamy, không thích phá thai,… Không hề chi, bạn cứ sống ở khu phố CS75 với những người có cùng tư tưởng. Có tới vô số khu phố với những luật lệ khác nhau cho bạn lựa chọn. Nghe có vẻ viễn vông nhưng thực tế thì với các công nghệ sea-steading [3], cryptography và 3D printing càng ngày càng phát triển thì tôi tin rằng đây chính là tương lai mà loài người đang đi tới.
Một xã hội tự do cho phép chủ nghĩa xã hội tồn tại bên trong nó. Nhưng một xã hội chủ nghĩa thì không cho phép tự do tồn tại bên trong nó. Chủ nghĩa tự do có thể bao trùm chủ nghĩa xã hội; nhưng không có sự ngược lại. Đây là một sự khác biệt quan trọng thể hiện đẳng cấp.

4. “Tại sao anh không đi chỗ khác đi?”

Đây chỉ là một câu hỏi, không phải là một lý lẽ logic có thể dùng để phản biện. Đi hay không đi không liên quan gì tới vấn đề. Và vấn đề ở đây chính là khi một luật lệ được bầu ra một cách dân chủ, nếu nó xâm phạm vào nguyên tắc NAP thì căn bản là nó đã sai trước. Tại sao một người phải ra đi khi luật lệ kia mới là cái sai? Bảo người đó đi chỗ khác cũng giống như bảo một người đang sống trong một khu phố an ninh từ trước tới giờ đi chỗ khác khi bỗng nhiên có một tên côn đồ mới dọn về. Tên côn đồ mới là người phải đi chỗ khác.
Trớ trêu thay, nếu bạn muốn người ta đi chỗ khác chỉ vì họ không đồng ý với luật lệ bạn ủng hộ hay những người bạn bầu lên thì bạn đã được toại nguyện với não trạng chảy máu chất xám tại Việt Nam hiện nay, nhân tài đã bỏ nước ra đi hết, nếu vẫn chưa ra đi thì họ cũng đang tìm cách ra đi. Một đất nước không có nhân tài cũng giống như một thân xác không có linh hồn. Như Milton Friedman từng nhận xét về việc di cư giữa biên giới Hong Kong và Trung Quốc, “Hãy nhìn người ta bầu cử bằng chân của họ.” Xem người Trung Quốc muốn qua Hong Kong—một trong những có nền kinh tế tự do nhất thế giới—hay ngược lại? Giải pháp không phải là bảo người ta đi chỗ khác; giải pháp chính là phải cải cách, thay đổi hệ thống vận hành. Thay đổi thì tất nhiên đau đớn, nhưng nó phải diễn ra nếu chúng ta muốn trưởng thành. Chừng nào mà chúng ta còn chưa sẵn sàng để thay đổi tư duy, đột phá tư tưởng thì chừng đó chúng ta vẫn còn đang lê bước với tốc độ của một con rùa, trong khi bầu trời chính là giới hạn và nó đòi hỏi một sự cất cánh trong nhận thức.

5. Bản chất của dân chủ là những tầm nhìn ngắn hạn

Các chính trị gia khi muốn có được số phiếu của đám đông thiếu kiến thức về kinh tế, chính trị, chỉ thấy được những gì trước mắt, bề nổi, thì tất nhiên họ phải hứa hẹn những điều nghe hấp dẫn, mà hy sinh những lợi ích lâu dài, đổi lấy những lợi ích ngắn hạn. Giống như một người nghiện thuốc phiện lên cơn thì phải được thỏa mãn ngay lúc đó, trong khi giải pháp cần phải làm không gì khác hơn là cai nghiện. Tiến sĩ Hans-Hermann Hoppe đã lý luận trong cuốn Democracy: The God That Failed (tạm dịch: Dân chủ: Vị thần đã thất bại) của mình rằng chế độ dân chủ thật ra còn tệ hơn chế độ quân chủ. Một hệ thống mà phải trông chờ người tốt lên nắm quyền là một hệ thống yếu kém. Nếu bạn biết quan sát thì bạn sẽ thấy quyền lực rất nhiều khi còn làm tha hóa cả một người tốt.

6. Định lý Arrow’s impossibility

Định lý này được chứng minh bởi Tiến sĩ kinh tế Kenneth Arrow trong luận án tiến sĩ của mình và sau đó năm 1951 đã được in thành sách Social Choice and Individual Values. Diễn giải một cách đơn giản thì định lý này phát biểu rằng: Không thể có một cơ chế bầu cử nào có thể thỏa mãn 3 tiêu chí công bằng sau:
  1. Nếu mọi người đều ưu tiên X thay vì Y thì cả nhóm muốn X hơn Y.
  2. Nếu ưu tiên giữa X và Y không thay đổi (các nhóm khác có thể thay đổi, vd: X—Z, Y—Z, hay Z—W, thì ưu tiên của cả nhóm chọn X hơn Y vẫn không thay đổi.
  3. Không có “lá phiếu quyết định”, không người nào được quyết định khi có trường hợp hòa.

7. Bầu cử là trái với luân thường đạo đức, là phi logic


“Không có sự tàn bạo nào tệ hơn là bắt buộc một người phải trả tiền cho những thứ hắn không muốn chỉ vì bạn nghĩ là nó sẽ tốt cho hắn.”
– Robert Heinlein, The Moon is a Harsh Mistress
Hãy trả lời câu hỏi này, Bạn có quyền tấn công, sử dụng bạo lực với người khác–trừ các trường hợp tự vệ–không? Câu trả lời rõ ràng là không. Nhưng khi bạn bầu cử có nghĩa là bạn đang trao cho chính phủ một quyền bạn không hề có để chính phủ thực hiện những hành động bạo lực đó đối với người khác; bạn không thể trao cho người khác cái bạn không có. Nền tảng của mọi chính phủ chính là bạo lực; không có nó thì không một chính phủ nào có thể tồn tại. Một xã hội chưa trưởng thành là một xã hội sử dụng bạo lực để giải quyết những vấn đề của nó. Một xã hội trưởng thành là một xã hội không cần dùng đến bạo lực, thay vào đó, Tự Do được đưa lên ngôi. Tự do mới là cái chúng ta cần phải đấu tranh, không phải dân chủ.

Tạm kết

Không biết từ khi nào mà hầu như tất cả mọi người ai cũng đặt tự do và dân chủ ngang hàng, song song nhau. Người ta không biết rằng cái giá phải trả cho dân chủ chính là tự do. Nói cách khác, không thể có dân chủ và tự do cùng một lúc, càng không thể tiến tới tự do từ dân chủ. Sự khác biệt giữa dân chủ và tự do là gì? Dân chủ áp đặt quan điểm của người này lên người khác; tự do thì không. Bạn có tự do làm những gì mình muốn miễn nó không xâm phạm đến người khác, không xâm phạm vào nguyên tắc NAP. Một khi đã hiểu rõ về dân chủ, bạn sẽ không còn cổ động nó một cách vô minh như trước, thậm chí bạn có thể sẽ còn thấy khó chịu với thực trạng ai ai cũng đang ra sức cổ động nó như những con robot của văn hóa, “một thực tại ảo đã được phê chuẩn” theo cách dùng từ của Terence McKenna, và đó cũng là lý do khiến tôi phải viết bài này, vì nếu tôi không viết thì ai sẽ viết đây khi tôi vẫn chưa phát hiện được một đồng chí người Việt nào có cùng tư tưởng trong radar của mình. E là còn phải chờ đợi mỏi mòn.
                                                                 (Nguồn: NHH - Featured image: Knysna)