Thứ Năm, 12 tháng 2, 2015

Vô chọn lựa - Đó là Đạo


Đừng chọn lựa

Bạn bao giờ cũng chọn lựa: bạn chọn cái đẹp và cái xấu trở thành cái bóng của bạn; bạn chọn tính tôn giáo và tính phi tôn giáo trở thành cái bóng của bạn; bạn chọn là thánh thiện và tội lỗi trở thành cái bóng của bạn…

Chọn – và bạn sẽ trong khó khăn, bởi vì chính việc chọn đó đã phân chia cuộc sống. Đừng chọn, vô chọn lựa, để cho cuộc sống tuôn chảy. Đôi khi nó có vẻ giống Thượng đế, đôi khi nó có vẻ giống quỉ – cả hai đều đẹp. Đừng chọn. Đừng cố gắng là thánh nhân, bằng không tính thánh thiện của bạn sẽ không thực là thánh thiện – tự hào trong nó sẽ làm mọi sự thành xấu.


Điều đó dường như đơn giản vậy mà lại là điều khó nhất, bởi vì tâm trí bao giờ cũng muốn chọn lựa. Tâm trí sống qua chọn lựa. Nếu bạn không chọn lựa, tâm trí bị loại bỏ. Đây là cách thức của Lão Tử. Làm sao loại bỏ tâm trí? Đừng chọn lựa! Đó là lí do tại sao ông ấy lại chưa bao giờ mô tả bất kì cách thiền nào, bởi vì không có nhu cầu về bất kì cách thiền nào.



Luật đó được gọi là Đạo.

Nếu bạn cố gắng thắng lợi thì bạn sẽ bị thất bại. Hỏi tất cả: Alexanders, Napoleons và Hitlers: nếu bạn cố gắng được thắng lợi thì bạn sẽ bị thất bại. Lão Tử nói: Đừng cố gắng được thắng lợi, thế thì không ai có thể đánh bại được bạn. Logic rất tinh vi, logic của bản thân cuộc sống: không đòi hỏi, và việc đòi hỏi của bạn được hoàn toàn đáp ứng; không cố gắng được thắng lợi, và thắng lợi của bạn là tuyệt đối; không cố gắng, và tất cả những gì bạn có thể cố gắng, sẽ tự nó tới với bạn, theo cách riêng của nó.

Người không đòi hỏi điều gì, người không cố gắng để thành công theo bất kì cách nào, người không nỗ lực để bất kì tham vọng nào được hoàn thành, bỗng nhiên thấy rằng tất cả mọi việc đều được hoàn thành – bản thân cuộc sống tới người đó để chia sẻ các bí mật của nó, để chia sẻ giàu có của nó. Bởi vì một người vẫn còn không đòi hỏi thì trở thành trống rỗng; trong trống rỗng đó cuộc sống cứ đổ các bí mật và giàu có của nó ra.


Cuộc sống ghét chân không. Nếu bạn trở thành trống rỗng, mọi thứ sẽ tới theo cách của riêng nó. Cố gắng, bạn sẽ thất bại; không cố gắng, thành công là tuyệt đối chắc chắn. Tôi không nói rằng nếu bạn muốn thành công thì đừng cố gắng – không, tôi không nói điều đó. Nó không phải là kết quả, nó là hậu quả. Và bạn phải hiểu khác biệt giữa kết quả và hậu quả. Khi bạn nghe Lão Tử hay nghe tôi, tất nhiên bạn hiểu logic là nếu bạn cố gắng để được thành công, thì bạn sẽ bị thất bại bởi vì có cả triệu kẻ cạnh tranh. Làm sao bạn có thể thành công trong thế giới cạnh tranh này? Không ai đã từng thành công cả. Mọi người đều thất bại. Và mọi người thất bại hoàn toàn, không có ngoại lệ.


Và thế rồi Lão Tử nói rằng nếu bạn không cố gắng để thành công, bạn sẽ thành công. Tâm trí bạn trở nên tham lam, và tâm trí bạn nói: Điều đó là phải rồi! Vậy đây là cách để thành công! Mình sẽ không đòi hỏi, mình sẽ không tham vọng để cho tham vọng của mình có thể được hoàn thành. Bây giờ điều này lại đang đòi hỏi một kết quả. Bạn vẫn còn như cũ – bạn đã bỏ lỡ Lão Tử hoàn toàn.


Lão Tử đang nói rằng nếu bạn không có bất kì đòi hỏi nào, không kể công gì, danh vọng, tên tuổi, thành công, tham vọng, thế thì xem như thành công có đó, thắng lợi có đó. Toàn thể sự tồn tại dồn vào cái trống rỗng của bạn; bạn được hoàn thành.

Khi bạn thậm chí không nghĩ về nó, không có ham muốn, không suy nghĩ về nó. Luật đó được gọi là Đạo.

Osho

Hiểu Thiền Là Gì Quan Trọng Hơn Là Tìm Phương Pháp

Thiền chưa bao giờ hứa hẹn với bạn điều gì

Nó đơn giản cho bạn Ở ĐÂY và BÂY GIỜ







Krishnamurti nhiều lần nói rằng thiền là thứ kỳ lạ và tuyệt diệu nhất trên đời. Tuy nhiên dường như ông không bao giờ "công thức hóa" nó; hay định nghĩa nó một cách chắc chắn và cụ thể. Ông mời gọi chúng ta vào cuộc khám phá chứ không đưa cho ta một phương pháp nào để thiền - mà theo ông - sẽ trở thành máy móc - và khơi gợi tính tham lam của con người vào các sở đắc tâm linh.

Có lẽ với Krishnamurti; thiền không bao giờ công thức hóa được; bởi lẽ bản chất của nó là phá bỏ các công thức mà tâm trí đã bị áp đặt hay tự nó áp đặt. Thiền không thể được định nghĩa một cách xác quyết vì thiền chính nó là quá trình vượt qua định nghĩa; vượt qua thế giới ảo hóa tương đối của khái niệm để đi vào chân đế trực giác; trực kiến. Do vậy mà những câu trả lời về thiền của Krisnamurti thật sâu sắc; không máy móc; luôn tươi mới; và mang một phong thái riêng độc đáo.